Phân loại hóa chất theo đúng nhóm nhằm nhận biết một cách chính xác trong quá trình sử dụng. Mỗi nhóm hóa chất sẽ có những ảnh hưởng riêng, do đó nắm bắt được nhóm hóa chất sẽ giúp chúng ta bảo vệ bản thân tốt hơn.
1. 3 nhóm hóa chất cần lưu ý
Thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn của GHS được quy định ở điều 23 văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT 2020, ngày 09 tháng 03 năm 2020. Hóa chất được chia thành 3 nhóm chính bao gồm: nguy hại vật chất, nguy hại sức khỏe và nguy hại môi trường.
Nguy hại vật chất
Các loại chất thuộc nhóm này thường là chất nổ, chất khí, lỏng, rắn dễ cháy,… có mức độ gây hại cao đối với vật chất xung quanh. Trong quá trình sử dụng nếu bất cẩn có thể gây ra cháy nổ, tiêu tan của cải vật chất và đôi khi còn thiệt hại đến tính mạng
Nguy hại sức khỏe
Hóa chất thuộc nhóm này có ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe con người, là các chất độc cấp tính, hay chất gây kích ứng da, suy hô hấp và là tác nhân gây ung thư,… đây là nhóm hóa chất cần lưu ý bởi tính nghiêm trọng đặc biệt của chúng.
Nguy hại môi trường
Nhóm này gây hại đặc biệt đối với môi trường thủy sinh nói riêng hay môi trường sống nói chung. Các loại hóa chất này khi thải ra biển, sông, ao, hồ sẽ khiến các loài thủy sinh không thể sống sót.
2. Tại sao cần phân loại hóa chất?
Phân loại hóa chất là việc cần thiết giúp nhận biết đúng đắn khi sử dụng, tránh gây nhầm lẫn cho dù có thể chất giống nhau. Phân theo nhóm được quy định chính là để có những dãn nhán phù hợp, mô tả được loại hóa chất và đặc tính của chúng. Với mỗi nhóm nguy hại sẽ có những nhãn dán bằng hình ảnh để cảnh báo riêng, giúp người dung nhận dạng dễ dàng.
Bên cạnh đó, phân loại hóa chất để ghi nhãn dán còn là quy định, nguyên tắc bắt buộc khi sử dụng hóa chất hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan chức năng. Song, việc làm này còn giúp người bán hàng kinh doanh, quảng bá đúng sản phẩm và người tiêu dùng thì lựa chọn sản phẩm đúng với nhu cầu sử dụng đồng thời nắm được tính chất để đảm bảo an toàn cho chính bản thân.
3. Một số loại hóa chất của Pvchem
HYDROGEN PEROXIDE hay còn gọi là Oxy già thuộc nhóm nguy hại vật chất, loại hóa chất này có tính oxi hóa mạnh dùng để tẩy trắng trong ngành dệt nhuộm, đây là loại hóa chất có tính ăn mòn cao, dễ gây cháy nổ do vậy cần bảo quản ở một nơi riêng biệt.
SODIUM HYDROXIDE ( xút ăn da ) có thể sử dụng trong ngành dệt nhuộm, ngành công nghiệp giấy hoặc trong xử lý nước giúp làm sáng, sạch một cách hiệu quả.
SODIUM NATRI SULPHATE ( muối sunfat ) sử dụng trong ngành sản xuất bột giấy, sản xuất thủy tinh hay ngành công nghiệp tẩy rửa, dệt nhuộm. Loại hóa chất chất được coi là không độc tuy nhiên bụi của nó có thể gây kích ứng mắt, hen xuyễn nên chúng ta vẫn cần phải lưu ý khi sử dụng
NATRI BICARBONAT ( Soda ) dùng làm mềm nước, chất trợ nhuộm hoặc tẩy trắng, loại hóa chất này có thể gây kích ứng da, bỏng mắt và gây khó thở, buồn nôn nếu tiếp xúc trực tiếp như: dính vào mắt, hít phải bụi soda hoặc nuốt.
CALCIUM HYPOCHLORITE ( Chlorin ) ứng dụng vào ngành thủy sản giúp sát trùng, sát khuẩn tẩy rửa ô uế, bên cạnh đó còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xử lý nước. Loại chất này có khả năng ăn mòn cao, làm bỏng da, mắt do đó phải mang bảo hộ khi sử dụng.
TRICHOLOROISOCYANURIC ACID ( TCCA ) sử dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực y tế, TCCA có công dụng diệt trừ nấm mốc, ký sinh trùng hay mùi hôi trên các thiết bị y tế, đồ dùng, máy móc và, chăn màn, quần áo, nhà xưởng, diệt vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, khử khuẩn nước sinh hoạt, y tế, cộng đồng. Khử trùng môi trường nơi gần bãi rác, vùng lũ lụt, thiên tai.
Trên đây là một số các loại hóa chất của Pvchem có tính ứng dụng cao và được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Nắm rõ quy định về phân loại hóa chất, bên cạnh chất lượng và uy tín, Pvchem đồng thời chú trọng đến quá trình ghi nhãn dán giúp khách hàng dễ dàng phân biệt và lựa chọn.