Hóa chất xử lý nước thải là tên gọi chung cho một tập hợp gồm các loại hóa chất có khả năng khử sạch các chất độc hại có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải chúng ra ngoài môi trường.
Khi sử dụng, các loại hóa chất này sẽ phản ứng với các chất độc hại hay dầu mỡ,… trong nước thải và chuyển thành các chất cặn bã có thể lọc, những chất khí có thể bay đi, để tạo ra nguồn nước an toàn trước khi ra môi trường bên ngoài, bảo đảm an toàn cho con người và hệ sinh thái xung quanh.
Một số hóa chất xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt phổ biến
1. PAC:
– Tên gọi: PAC (Poly Aluminium Chloride) bột 31%
– Công thức: (Al2(OH)nCl6-n)m
– Có dạng bột trắng mịn và khả năng hòa tan tốt
2. Phèn nhôm:
– Có công thức: AM(SO4)2 với A là một cation, còn M là ion kim loại có hóa trị II như Al
– Thường tồn tại ở dạng tinh thể, màu trắng đục
3. Phèn sắt:
– Có công thức: Fe2(SO4)3.H2O
– Ở dạng tinh khiết không có màu và chuyển sang tím khi hòa tan trong nước
4. Polymer Cation
– Có công thức: (C3H5ON)n
– Ở dạng bột, màu trắng, không có mùi và tan hoàn toàn trong nước
– Có tính ăn mòn cùng độ nhớt cao
– Hoạt động được cả trong hai môi trường bazơ và axit.
5. Polymer Anion
– Có công thức: CONH2(CH2-CH-)n
– Dạng bột, có màu trắng, không mùi, khả năng hút ẩm mạnh và trương nở to ra khi gặp nước
6. Xút vảy NaOH
– Tồn tại ở dạng chất rắn màu trắng dạng viên, hạt hay vải hoặc là dung dịch 50% không mùi
– Nồng độ 99%
– Rất háo nước và dễ bị hấp thu bởi khí CO2
7. Axit sulfuric
– Chất lỏng sánh như dầu, không màu và không bay hơi
– Nồng độ 98%
8. Chlorine aquait Ca(OCl)2
– Có công thức: Ca(OCl)2
– Ở dạng vảy nhỏ trắng
– Có tính oxy hóa cùng tính diệt khuẩn cao, hòa tan dễ dàng trong nước
9. Nước javen NaClO
– Là chất oxy hóa mạnh, kém bền và dễ phân hủy trước axit
– Thường dùng với nồng độ 12 – 15% cho việc xử lý nước thải
Cách xử lý nước thải công nghiệp
1. Phương pháp hóa học
– Ứng dụng trong xử lý nước thải ngành kim loại nặng, dệt nhuộm. xà phòng, mực in,…
– Có hai phương án thực hiện triển khai:
- Oxy hóa khử: cho các chất oxy hóa phản ứng với những thành phần độc hại trong nước thải để chuyển hóa thành chất ít độc hơn và được tách ra khỏi nước sau đó.
- Trung hòa: dùng những tác nhân trung hòa, kiềm, axit hay những vật liệu lọc axit để trung hòa và giảm ảnh hưởng của nước thải trước khi ra ra bên ngoài môi trường.
– Ưu điểm:
- Cho hiệu quả nhanh
- Dễ sử dụng và quản lý
– Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Trong quá trình xử lý dễ phát sinh ra chất gây ô nhiễm thứ cấp
2. Phương pháp sinh học – dùng vi sinh
– Phù hợp cho xử lý nước thải từ các ngành sản xuất công nghiệp có chứa thành phần hữu cơ
– Đây là phương pháp dùng các loại vi sinh vật để khử những chất hữu cơ độc hại. Các vi sinh vật đó sẽ có sẵn trong nước thải hoặc do chúng ta cho thêm vào.
3. Phương pháp cơ học
– Là phương pháp dùng để loại bỏ các chất có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải
– Ứng dụng trong xử lý nước thải mạ crom, xi mạ kẽm, sản xuất giấy,.. cùng tất cả các nguồn phát sinh nước thải chứa kim loại nặng khác.
+ Dùng bể lắng để phân tách các chất lơ lửng trong nước thải công nghiệp
+ Dùng lưới lọc hay song chắn rắn để giữ lại những tạo chất không hòa tan có kích thước lớn
+ Sử dụng bể tách mỡ, bể thu dầu để tách những chất cặn nhẹ hơn nước
+ Sử dụng vật liệu lọc chuyên biệt, lưới lọc hay vải lọc để giải phóng các chất thải khỏi huyền phù, phân tán nhỏ
4. Phương pháp hóa lý
– Kết hợp phương pháp hóa học và vật lý để loại bỏ bớt những thành phần gây ô nhiễm trong nước thải mà khong thể dùng được bằng bể lắng
– Hai công nghệ nổi trội nhất là:
+ Công nghệ keo tụ tạo bông
+ Công nghệ trích ly pha lỏng
5. Phương pháp điện hóa
– Hoạt động dựa trên việc sử dụng hai dạng năng lượng là điện và hóa học để có thể loại bỏ triệt để các thành phần chất độc hại có trong những nguồn phát sinh nước thải công nghiệp phổ biến
– Có hai công nghệ để loại bỏ chất độc hại là:
+ Công nghệ keo tụ điện hóa
+ Công nghệ oxy hóa điện hóa
– Mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi người có chuyên môn cao về kỹ thuật và quy cách vận hành