Được xem là một trong những ngành học có tính thực tiễn cao bởi hóa học ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các sản phẩm chúng ta sử dụng mỗi ngày đều là kết quả từ những nghiên cứu hóa học. Chính vì vậy, đây là một trong những ngành nghề được ưa chuộng và thuộc khối ngành nổi bật có tỉ lệ cạnh tranh cao ở các bậc đại học.
1. Tìm hiểu về ngành hóa học.
Hóa học có tên tiếng anh là Chemistry, là một phần của Khoa học tự nhiên nghiên cứu về các thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất. Hóa học được xem là cầu nối của nhiều ngành khoa học tự nhiên khác như sinh học, địa chất, vật lý,…
Các chương trình đào tạo đối với ngành hóa học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được học tập, tiếp cận với những trang thiết bị hiện đại dùng để thực hành nghiên cứu khoa học, nâng cao chuyên ngành, từ đó giải quyết được những vấn đề thực tiễn ứng dụng trong đời sống xã hội.
2. Tổ hợp thi vào chuyên ngành hóa học
Vốn là một ngành học thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, đồng thời đặc thù ngành nghề cũng đòi hỏi năng lực, kiến thức cơ sở ở mức khá, giỏi do đó điểm xét tuyển tại các trường đứng đầu thường khá cao. Học sinh có nguyện vọng thi vào khối ngành này cũng cần trau dồi thêm kiến thức về môn hóa học, tiếng anh, và toán học, tư duy logic kết hợp với ngôn ngữ chuyên ngành sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học tập và thi cử.
Với mong muốn tạo thêm nhiều cơ hội cho các thí sinh, khối ngành này hiện mở rộng xét tuyển với nhiều tổ hợp môn học. Do đó, thí sinh yêu thích hay có niềm đam mê đặc biệt với hóa học nhưng lại yếu hơn ở các bộ môn khác của khối B hay C thì đều có thế ứng tuyển theo những tổ hợp này. Dưới đây là một số tổ hợp xét tuyển liên quan đến chuyên ngành hóa học mà bạn không nên bỏ qua.
- A00: Toán – Lý – Hóa học
- A06: Toán – Hóa học – Địa lý
- A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
Bên cạnh đó, có một số trường Đại học tổ chức thi riêng cho các chuyên ngành nằm trong chuyên môn với tổ hợp xét riêng của trường.
3. Các trường đại học có chuyên ngành hóa
Hiện nay có rất nhiều các trường đào tạo về chuyên ngày này, tuy nhiên có một số trường nổi trội hơn, chuyên đào tạo về lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, là tiền đề tốt giúp cho sinh viên sau khi ra trường có cơ hội việc làm cao.
Đối với khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
Đối với khu vực miền Trung
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Phú Yên
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Khánh Hòa
Đối với khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Sư phạm TP. HCM
- Đại học An Giang
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Cần Thơ
- Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
4. Sinh viên chuyên ngành hóa học ra trường làm gì?
Ngành nghề nào cũng vậy, đều đem lại cơ hội việc làm rất cao chỉ cần có kiến thức, sự nỗ lực, đam mê và ham học hỏi thì sẽ đều tìm được cho mình một công việc phù hợp, đúng chuyên ngành.
Triển vọng việc làm của khối ngành này tuy cạnh tranh nhưng đem lại rất nhiều lợi ích. Là một cử nhân ngành hóa học, bạn có thể trở thành kỹ thuật viên nghiên cứu trong các viện, cơ sở nghiên cứu. Hay đặc biệt có thể tham gia vào ngành giáo dục, giảng dạy bộ môn chuyên ngành. Không những thế, hiện nay các doanh nghiệp ứng dụng hóa chất trong sản xuất, kinh doanh ngày một nhiều, do đó nguồn nhân lực đối với nhóm ngành này là rất cần thiết, từ công nhân, kỹ thuật lành nghề hiểu chuyên môn, đến quản lý nghiên cứu chất lượng cao.